20 thg 10, 2009

Thơ Song Thất Lục Bát



Về luật thơ : Song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát.
Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu
thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì
theo luật thường lệ.
Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu
thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng
cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với
tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có
thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó,
tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.

Xin nói sơ qua về cách gieo vần của thể thơ này:
- Câu 1 : 7 từ và kết thúc với thanh trắc
- Câu 2 : 7 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 5 là thanh trắc (vần với từ cuối cùng của câu 1 càng tốt)
- Câu 3 : 6 từ và kết thúc với thanh bằng (vần với từ cuối cùng của câu 2)
- Câu 4 : 8 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 6 vần với từ cuối của câu 3(gieo vần như thơ lục bát)
- Câu 5 : 7 từ tiếp tục như câu 1 ( từ thứ 5 là thanh bằng, vần với từ cuối của câu 4)
- Câu 6 : 7 từ như câu 2
- Câu 7 : 6 từ như câu 3
- Câu 8 : 8 từ như câu 4

Ví dụ:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

(Đoàn Thị Điểm dịch)

--------------

Nam- Bắc biệt

Và cứ thế sóng tình chẳng dứt
Để đêm trường thao thức trở trăn
Bắc Nam sông trở núi ngăn
Gần nhau một phút biết rằng là mơ

Đành đoạn dứt đường tơ oan trái
Mộng đẹp đành để lại ngày sau
Thà rằng ta nén niềm đau
Chớ mang khổ lụy cho nhau làm gì!

Nhìn lại quãng đường đi lạ lẫm
Biết bao là nồng ấm là mơ
Bỏ thuyền bỏ bến chơ vơ
Ta ngồi để viết câu thơ cho người
[right] Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.
Website : http://www.khoahocphothong.net [/right]
duytuan 27.09.09

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét