26 thg 3, 2010

43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI

Trên là Đoài (chằm), dưới là Càn (trời)



Tăng lên đến cùng cực thì tới lúc tràn đầy, nứt vỡ nên sau quẻ
Ích tới quẻ Quải. Quải có nghĩa là nứt vỡ, lại có nghĩa là quyết liệt.
Thoán
từ:
夬: 揚于王庭, 孚號. 有厲, 告自邑.不利即戎, 利有攸往.
Quải:
Dương vu vương đình, phu hiệu. Hữu lệ, cáo tự ấp, bất lợi tức nhung, lợi
hữu du vãng.
Dịch: Quyết liệt: phải tuyên cáo tội ác của nó ở sân
vua, lấy lòng chí thành mà phát hiệu lệnh. Có điều như sợ đấy, phải tự
răn phe mình đã, đừng chuyên dùng võ lực, được như vậy thì sự nghiệp của
mình càng tiến tới, có lợi.
Giảng: Chằm (Đoài) ở trên, trời (Càn) ở
dưới, là nước chằm dân lên ngập trời, tất nhiên các đê ngăn nước phải
nứt vỡ khắp nơi.
Lại thêm 5 hào dương tiến lên, quyết tâm trừ một
hào âm ở trên cùng. Vì hai lẽ đó mà quẻ này đặt tên là Quải.
Quẻ này
thuộc về tháng 3, âm sắp tiêu hết, suy đến cực rồi. Tuy nhiên vẫn phải
đề phòng, phải tuyên bố tội ác của tội nhân trước công chúng, rồi lấy
lòng chí thành để ban lệnh.
Mặc dầu vậy, vẫn có thể gặp nguy được
(cổ nhân thật dè dặt! ) cho nên phải răn phe mình đoàn kết, hành động
đàng hoàng, mà đừng nên chuyên dùng võ lực, vì ngoại quái là Đoài có
nghĩa là hoà thuận, vui vẻ. Bốn chữ “lợi hữu du vãng” có sách giảng là
“cứ như vậy – tức không dùng võ lực – mà tiến tới thì có lợi?
Thoán
truyện giảng là: cứ tiến tới, đến khi trừ xong hào âm, chỉ còn toàn quân
tử, thì mới là hoàn thành (cương trưởng nãi chung dã).
Đại tượng
truyện khuyên nên ban phát lợi lộc cho dân, cũng do cái ý của ngoại quái
là đoài: vui vẻ, thuận hoà.
Hào từ:
初九: 壯于前趾, 往,
不勝為咎.

Sơ cửu: Tráng vu tiên chỉ, vãng, bất thắng vi cữu.
Dịch:
Hào 1, dương: mạnh (thăng ở ngón chân bước lên trước (tức hăng tiến lên
trước), tiến lên mà không chắc thắng được là có lỗi.
Giảng: Hào này
dương cương, hăng lắm, ở địa vị thấp nhất, tài còn non mà muốn tiến lên
trước để diệt hào âm ở trên cùng, chưa chắc đã thắng mà cứ tiến lên là
có lỗi (vì không lượng sức mình, không chuẩn bị kỷ).
2.
九二: 惕, 號, 莫夜有戎, 勿恤.
Cửu nhi: Dịch, hao, mạc dạ hữu
nhung, vật tuất.
Dịch: Hào 2, dương: lo lắng mà hô hào các bạn (đề
phòng) như vậy dù đêm khuya giặc có tới cũng chẳng sợ.
Giảng: Hào
này dương cương, quyết tâm diệt tiểu nhân, mà đắc trung là biết lo lắng,
đề phòng, cảnh cáo các bạn luôn luôn, khi vô sự mà như vậy thì khi giặc
tới thình lình nữa đêm, cũng chuẩn bị sẳn sàng rồi, nên không sợ.
3.

九三: 壯于頄.有凶.君子夬夬.獨行遇雨, 若濡有慍, 无咎.
Cửu tam:
Tráng vu quì (cừu), hữu hung, quân tử quải quải,
Độc hành ngộ vũ,
nhược nhu hữu uẩn, vô cữu.
Dịch: Hào 3, dương: Cường bạo ở gò má
(hiện trên mặt), có điều xấu. Người quân tử cương quyết (bỏ tiểu nhân):
trước kia đã lỡ đi riêng một đường gặp mưa ướt và lấm, bị bạn bè giận,
bây giờ cải quá, sẽ không có lỗi.
Giảng: Hào này là dương cương
nhưng bất trung, lại ứng với hào âm (tiểu nhân), thì kẻ tiểu nhân đó
không ưa mà ngay các bạn quân tử của 3 cũng không ưa, (vì cho là giả
dối?), có điều xấu đấy – Câu đầu: “Tráng vu quì, hữu hung” tối nghĩa,
mỗi sách giảng một cách mà đều lúng túng.
Hào từ khuyên cứ thật
cương quyết bỏ hào trên cùng đi, đánh đổ nó đi; trước kia lỡ thân với nó
mà xa các bạn, như một người đi riêng một đường, gặp mưa, ướt và lấm (ý
nói mắc tội lỗi), bị bạn bè giận, bây giờ hợp lực với bạn, diệt xong
hào âm đó rồi, sẽ rửa sạch được lỗi.
4.
九四: 臀无膚,
其行次且, 牽羊悔亡, 聞言不信.

Cửu tứ: Đồn vô phu, kì hành tư thư, khiên
dương hối vong, văn ngôn bất tín.
Dịch: Hào 4, dương: Như bàn toạ mà
không có da (có người cho là không hợp có lớp thịt sau da), đi chập
chững (khó khăn); chỉ nên đi sau người ta như người lùa bầy cừu, thì hết
ân hận; (nhưng e rằng) nghe (ta) nói mà chẳng tin đâu.
Giảng: Hào
dương này bất trung bất chính, ở vào vị âm, thấy mấy hào dương kia tiến
nó không lẽ ngồi im, nhưng thiếu tài, tiến chập chững (như người bàn toạ
không có da), chỉ có cách tốt nhất là nhường cho các hào dương kia tiến
trước, nó đi sau cùng như người lùa bầy cừu, như vậy không ân hận.
Nhưng
nó ở vị nhu, không sáng suốt, cho nên khuyên nó vậy mà không chắc nó đã
nghe.
5.
九五: 莧陸, 夬夬, 中行, 无咎.
Cửu ngũ:
Nghiễn lục, quải quải, trung hành, vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương (Hào
trên cùng) như rau sam (được nhiều âm khí), nếu hào 5 cương quyết, đào
tận gốc nó, cứ theo đạo trung mà đi thì không lỗi.
Giảng: Hào này ở
gần hào trên cùng, gần tiểu nhân (âm, ví như rau sam), như vậy không
tốt; nhưng may nó là dương cương , đắc trung đắc chính, nên không bịn
rịn với hào trên cùng mà quyết tâm trừ đi. Hào từ khuyên phải giữ đạo
trung thì mới không có lỗi (vì 5 vốn có tư tình với hào trên)
6.
上六: 无號, 終 有凶.
Thượng lục: vô hào, chung hữu hung.
Dịch:
Hào trên cùng, âm: Đừng kêu gào, không ai giúp đâu, cuối cùng sẽ bị
hoạ.
Giảng: Hào âm ở trên cùng quẻ Quải, bị 5 hào dương tấn công,
nguy cơ tới rồi, không có hào nào giúp nó cả, cho nên khuyên nó đừng kêu
gào vô ích, cuối cùng sẽ chết thôi.

*
So
sánh quẻ Quải này với quẻ Phục chúng ta thấy dụng ý của cổ nhân. Quẻ
Phục có 5 tiểu nhân kình với một quân tử trong số đó có một tiểu nhân
(hào 4) làm nội ứng cho quân tử cho nên được khen là một mình biết trở
lại điều phải. Quẻ Quải, trong số 5 quân tử đuổi một tiểu nhân, cũng có
một quân tử (hào 3) thân thiện với tiểu nhân, cho nên khuyên là phải
cương quyết tuyệt giao với tiểu nhân đi thì sẽ không có lỗi; còn hào 5
tuy không chính ứng với tiểu nhân, nhưng vì là ngôi chí tôn, cầm đầu phe
quân tử, mà lại ở gần tiểu nhân (hào 6) cho nên cũng khuyên phải cương
quyết diệt tiểu nhân thì sẽ không có lỗi. “Dịch vị quân tử mưu” là vậy.

58. QUẺ THUẦN ĐOÀI

Trên dưới đều là Đoài (chằm, hòa duyệt)



Tốn có nghĩa là nhập vào, hễ nhập được vào lòng nhau, hiểu lòng
nhau, thì mới ưa nhau mà hoà duyệt, vui vẻ với nhau, cho nên sau quẻ
Tốn tới quẻ Đoài. Đoài là chằm mà cũng có nghĩa là hoà duyệt.
Thoán
từ.
兌; 亨.利貞.
Đoài; Hanh. Lợi trinh.
Dịch:
Vui thì hanh thông. Hợp đạo chính thì lợi.
Giảng: Đoài là chằm, cũng
là thiếu nữ. Nước chằm làm cho cây cỏ vui tươi, sinh vật vui thích;
thiếu nữ làm cho con trai vui thích. Vui thích thì hanh thông, miễn là
phải hợp với đạo chính; phải ngay thẳng, thành thực, đoan chính. Đoài có
hai hào dương ở phía trong, một hào âm ở ngoài, nghĩa là trong lòng
phải thành thực rồi ngoài mặt nhu hoà, như vậy là hợp với đạo chính,
tốt.
Thoán truyện – Giảng rộng ra: vui vẻ mà hợp với đạo chính thì
là thuận với trời, hợp với người. Vui vẻ mà đi trước dân thì dân quên
khó nhọc; vui vẻ mà xông vào chốn nguy hiểm thì dân quên cái chết mà
cũng xông vào; đạo vui vẻ (làm gương cho dân) thật lớn thay; khuyến
khích dân không gì bằng.
Đại Tượng truyên thiên về sự tu thân,
khuyên người quân tử nên họp bạn cùng nhau giảng nghĩa lý, đạo đức, rồi
cùng nhau thực hành (dĩ bằng hữu giảng tập), để giúp ích cho nhau mà hai
bên cùng vui vẻ.
Hào từ.
1.
初九: 和兌吉.

cửu: Hoà đoái, cát.
Dịch: Hào 1, dương: Hoà thuận, vui vẻ, tốt.
Giảng:
dương ở dưới cùng quẻ đoài là quân tử mà khiêm hạ, ở trên lại không tư
tình với ai (vì 4 cũng là dương, không phải là âm, tiểu nhân), nên chỉ
dùng đạo chính mà hoà thuận vui vẻ với mọi người, tốt.
2.
九二.孚兌吉.悔亡.
Cửu nhị: Phu đoài, cát, hối vong.
Dịch:
Hào 2, dương: Trung trực mà vui vẻ, tốt, hối hận mất đi.
Giảng: Ở
gần hào 3, âm nhu, tiểu nhân, nhưng hào 2 này đã dương cương mà lại đắc
trung, cho nên có đức thành thực cương trung, không nhiễm xấu của hào 3,
không bị hối hận.
3.
六三: 來兌凶.
Lục tam:
Lai đoài, hung.
Dịch: Hào 3, âm: Quay lại cầu vui với người ở dưới,
xấu.
Giảng: Âm nhu, bất trung bất chính, là hạng tiểu nhân tìm vui
mà không giữ đạo; là phận gái ở giữa bốn người con trai (4 hào dương, 2 ở
trên, 2 ở dưới), cầu vui với 2 người ở trên, thì không dám vì phận
thấp, phải quay lại cầu với 2 người ở dưới, nhưng họ cũng không thèm, vì
hào 1 cương trực mà chính, hào 2 cương trực mà trung, kết quả là xấu.
4.

九四: 商兌, 未寧, 介疾,有喜.
Cửu tứ; Thương đoài, vị
ninh, giới tật, hữu hỉ.
Dịch: Hào 4, dương: cân nhắc xem nên cầu vui
ở phía nào mà chưa quyết định được rồi sau theo chính bỏ tà, đáng mừng.

Giảng: Dương cương mà ở vị âm, chưa thật là quân tử, ở trên thừa
tiếp hào 5 vừa trung vừa chính, nhưng ở dưới lại gần hào 3, tiểu nhân,
cho nên mới đầu do dự, cân nhắc xem nên hướng về phía nào; nhưng nhờ có
đức dương cương, đồng đức với 5, nên sau hướng về 5, quyết tâm bỏ tà
theo chính, thật đáng mừng.
5.
九五: 孚于剝, 有厲.
Cửu
ngũ : Phu vu bác, hữu lệ.
Dịch: Hào 5, dương: Nếu tin kẻ tiểu nhân
mà tiêu mòn (bác) hết đức trung chính của mình thì nguy.
Giảng: Hào
này dương cương, trung chính, địa vị chí tôn, ở vào thời Đoái mà thân
cận với hào trên cùng âm nhu là kẻ tiêu nhân làm chủ sự vui, rồi ham vui
bậy bạ thì nguy; đây là lời răn kẻ trị nước.
6.
上六:
引兌.

Thượng lục: Dẫn đoài.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Đem sự
vui thú tới.
Giảng: Ở trên cùng quẻ Đoài mà âm nhu là kẻ chuyên
siểm nịnh, dụ dỗ người ta tìm vui một cách bất chính. Tất nhiên là xấu
rồi, chẳng cần nói.
*

Chúng ta để ý; 6
hào thì 2 hào âm là tiểu nhân dụ dỗ 4 hào dương quân tử, và 4 hào này
giữ được chính đạo cả, vì Kinh dịch tin như Khổng tử rằng muốn làm vui
lòng người quân tử mà không dùng chính đạo thì không thành công (duyệt
chi bất dĩ đạo, bất duyệt dã. Luận ngữ XIII 25).

13 thg 3, 2010

Cafe một mình

Sáng nay cafe một mình…

Net chập chờn vô hoài chả được

Ngồi vẩn vơ...uống bốn năm ly nước

Tô bún bò ...nuốt mãi...chẳng còn chi...


Café một mình hồn cứ mãi trôi đi

Nơi thật bình yên cả đồng hoa trắng

Có lá vàng rơi, có khung trời tĩnh lặng

và có em…


Lãng đãng mơ hồ chợt nhớ chợt quên

Chợt như thấy vẫn còn trong mộng

Biển khơi xanh và khung trời rộng

Chiếc thuyền tình trôi mãi…mênh mang…


Sáng nay lang thang…

Cho tim một chút hoang đàng lạc lối

Cho hồn đi xa…thật xa vời vợi

Và cho mình một góc … suy tư…

13.03.10





12 thg 3, 2010

47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN

Trên là Đoài (chằm), dưới là Khảm (nước)



Lên cao mãi thì có lúc sẽ té mà khốn, cho nên sau quẻ Thăng tới
quẻ Khốn.
Thoán từ:
困: 亨, 貞, 大人吉, 无咎. 有言不信.
Khốn:
Hanh, Trinh, đại nhân cát, vô cữu. Hữu ngôn bất thân (chữ [nhân đứng kế
ngôn 信] ở đây dùng như chữ [伸]
Dịch : Khốn: Hanh thông. Chính đính
như bậc đại nhân (có đức) thì tốt, không lỗi. Dù nói gì cũng không bày
tỏ được lòng mình (không ai nghe mình)
Giảng: Quẻ Khảm là dương ở
cuối, quẻ đoài là âm ở trên , dương cương (quân tử) bị âm nhu (tiểu
nhân) che lấp, cho nên gọi là Khốn.
Lại thêm: nội quái một hào dương
bị kẹt giữa hai hào âm; ngoại quái hai hào dương ở dưới một hào âm,
cùng là cái tượng quân tử bị tiểu nhân làm khốn.
Một cách giảng nữa:
Chằm (Đoài) ở trên mà Khảm (nước) ở dưới, nước trong chằm chảy xuống
dưới, tiết mất hết, chằm sẽ khô, thành ra cái tượng Khốn.
Tuy nhiên,
Khảm là hiểm, đoài là hoà duyệt, vậy tuy gặp hiểm mà vẫn vui vẻ hanh
thông. Hanh thông chỉ là đối với bậc đại nhân, có đức cương, trung, giữ
đạo chính thôi; vì hạng người đó càng gặp cảnh khốn, tài càng được
luyện; đức càng được trau, chí càng vững dù có phải hy sinh tính mệnh để
thỏa chí nguyện cũng không ngại, thân tuy khốn mà vẫn vui vẻ, đạo của
họ vẫn hanh thông, cho nên Hào từ cho là tốt, không có lỗi.
Ở vào
thời Khốn, chỉ có cường quyền, không có công lý, nên đừng nói gì cả,
càng nói chỉ càng thêm vạ miệng, không biện bạch được gì đâu. Đây là lời
khuyên chung, còn bậc quân tử có thể “sát thân dĩ thành nhân” thì lại
khác.
Hào từ:
1.
初六: 臀困于株木, 入于幽谷, 三歲不覿.

lục: Đồn khốn vu châu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất dịch.
Dịch:
Hào 1, âm: Bàn toạ bị khốn ở gốc cây, lại sụp vào trong hang tối, ba năm
không thấy ai.
Giảng: Hào này ở đầu quẻ Khốn, âm nhu, mê muội; hào 3
, dương ứng với nó, bất trung bất chính không giúp gì được nó; như một
người ngồi trên cây trụi trồi gốc ra (ý nói ở hào đầu, thấp nhất), rồi
lại sụp vào hang tối (hào này âm, nhu mê muội) mà không thấy ai lại cứu
(ai đây trỏ hào 4).
2.
九二: 困于酒食, 朱紱方來.利用享祀, 征凶, 无咎.

Cửu nhị: Khốn vu tửu thực, chu phất lai.
Lợi dụng hưởng tự,
chinh hung, vô cữu.
Dịch: Hào này dương cương, đắc trung, đáng lẽ
tốt, nhưng ở thời Khốn thì cũng vẫn bị khốn vì ăn uống, do ơn vua lộc
nước; được ở trên ứng hợp lại nhờ giúp (ở đây tượng trưng bằng việc đem
cái “phất” đỏ, một bộ phận lễ phục để che đầu gối); nên đem lòng tinh
thành để tế thần linh mà xử sự trong thời khốn này; nếu cứ tiến hành thì
không gặp thời xấu; giữ đạo thì không có lỗi.
3.
六三:
困于石, 據于蒺蔾, 入于其宮, 不見其妻, 凶.

Lục tam: Khốn vu thạch, cứ vu tật
lê, nhập vu kì cung, bất kiến kì thê, hung.
Dịch: Hào 3, âm: như
người bị khốn vì đá, mà lại dựa vào cây tật lê, vô nhà thì không thấy
vợ, xấu.
Giảng: Hào này bất trung ,bất chính, âm nhu ở vào thời
khốn, ở trên cùng nội quái là Khảm, tức ở cảnh cực hiểm, tấn thoái đều
không được nên ví với người bị đá dằn ở trên (tức hào 4) mà lại dựa vào
một loại cây có gai (tật lê – tức hào 2) , vô nhà lại không thấy vợ (tức
hào trên cùng cũng âm nhu, không giúp 3 được gì). Rất xấu.
Theo Hệ
từ truyện Chương v, Khổng tử thích nghĩa thêm như sau:
“Không phải
chỗ đáng bị khốn mà mình bị khốn thì danh ắt bị nhục, không phải chỗ
đáng dựa mà mình dựa vào thì thân tất bị nguy; đã bị nhục lại bị nguy
thì sắp chết tơi nơi rồi, còn thấy sao được vợ nữa?”
4.
九四: 來徐徐, 困于金車, 吝, 有終.
Cửu tứ: Lai từ từ, Khốn vu kim xa,
lận, hữu chung.
Dịch: Hào 4, dương : (Bạn mình) lại chậm vì bị cỗ
xe bằng kim khí chặn (khốn) có điều ân hận, nhưng được trọn vẹn về sau.
Giảng:
Hào này dương cương, nhưng bất trung, bất chính, ở vào Khốn, trong vào
hào 1 (ứng với nó) tới giúp; nhưng 1 không tới mau được vì bị hào 2 chặn
ở giữa (hào 2 này ví với cỗ xe bằng kim khí, có lẽ vì 2 dương cương, mà
kim khí là chất cứng chăng cho nên có điều đáng ân hận, xấu hổ; nhưng
cuối cùng vẫn liên hợp được với I vì hai bên đều dốc lòng ứng với nhau
(4 là dương, 1 là âm)
5.
九五: 劓刖, 困于赤紱.乃徐有說, 利用祭祀.

Cửu ngũ: tị nguyệt, khốn vu xích phất,
Nãi từ hữu duyệt, lợi
dụng tế tự.
Dịch: Hào 5, dương: Bị xẻo mũi, cắt chân, khốn vì cái
“phất” đỏ; thủng thẳng sẽ vui, nên dùng lòng chí thành lúc cúng tế (mà
xử vào thời Khốn).
Giảng: Hào dương ở vị chí tôn, có tài đức, nhưng ở
vào thời Khốn, người chung quanh mình và ở dưới mìmh đều bị khốn cả,
lại thêm hào trên cùng là âm muốn dè ép quanh mình, hào 4 dương cương ở
dưới tình làm hại mình, ngay đến hào 2 đã đem cái “phất” đỏ cho nó, nhờ
nó giúp, nó cũng chỉ làm cho mình thêm khốn’ như vậy mình không khác gì
kẻ bị thương ở mũi (xẻo mũi), ở chân (cắt chân); nhưng 5 và 2 cùng có
đức cương trung thì rồi sẽ hợp với nhau, cứ chí thành thì sẽ hanh thông,
vui.
6.
上六: 困于葛藟, 于臲卼.曰: 動悔, 有悔, 征吉.
Thượng
lục: Khốn vu cát lũy, vu niết ngột.
Viết động hối, hữu hối, chinh
cát.
Dịch: Hào trên cùng ,âm: Bị khốn vì dây sắn dây leo, khập
khễnh, gập ghềnh; tự hỏi rằng; hoạt động thì ân hận chăng? Biết suy nghĩ
như vậy thì hành động sẽ tốt.
Giảng: Hào này ở cuối thời Khốn, như
người bị buộc chằng chịt trong đám dây sắn dây leo mà lại đi đứng trong
chỗ khập khễnh, gập ghềnh; nhưng khốn tới cùng cực rồi thì sẽ thông, cho
nên nếu thận trọng, biết ăn năn thì sẽ tốt.
So sánh ba quẻ Truân,
Kiển, Khốn.
Quẻ Truân là đầu thời khó khăn, còn có thể hành động
chút ít để cứu vãn thời thế được. Quẻ Kiển là giữa thời có khó khăn, nên
chờ thời, không làm gì hết, hoặc có vì bổn phận mà làm thì cũng khó có
kết quả.
Tới Quẻ Khốn, thời khó khăn lên tới tột điểm, 5 hào xấu
(Khốn, lận) chỉ có hào cuối cùng mới tốt, đành phải chờ thời, giữ đức
trung, chính, lòng chí thành mới qua được cơn khốn.

48. THỦY PHONG TỈNH

Trên là Khảm (nước), dưới là Tốn (gió)




Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên
sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).
Thoán từ:
井: 改邑不改井, 无喪无得, 往來井井.汔至, 亦未繘井, 羸其瓶, 凶.
Tỉnh: Cải ấp bất
cải tỉnh, vô táng vô đắc, vãng lai tỉnh tỉnh.
Ngật chí, diệc vị
duật tỉnh, luy kì bình, hung.
Dịch: giếng: đổi ấp chứ không đổi
giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để
múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà
bể cái bình đựng nước, thì xấu.
Giảng: Theo tượng quẻ, trên là nước
(Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ
bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.

Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên
là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức
nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng,
trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng
một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới
đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng,
chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì
ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy
vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới
một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng
lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh
dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có
nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người
đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà
đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải
cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện
bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung
của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi
tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.
Hào
từ:
1.
初六: 井泥不食.舊井无禽.
Sơ lục: tỉnh nê,
bất thực, cựu tỉnh vô cầm.
Dịch: Hào 1, âm: Giếng lầy bùn, không ai
lại lấy nước; không có con vật nào lại một giếng cũ.
Giảng: Hào 1 âm
nhu, ở địa vị thấp nhất, hào 4 ở trên cũng không giúp gì nó, chính là
hạng người vô dụng, bất tài, nên ví như cái giếng không có mạch, bị bùn,
không ai lại lấy nước, chim muông cũng không tới.
2.

二: 井谷, 射鮒, 甕敝漏.

Cửu nhị: Tỉnh cốc, xạ phụ, ủng tệ lậu.
Dịch:
Hào 2, dương: giếng ở trong hang (có người hiểu là giếng có cái hang),
nước chỉ lách tách ít giọt bắn vào con giếc, như cái chum nứt, nước dỉ
ra.
Giảng: Hào này dương cương, có tài hơn hào 1, nhưng địa vị cũng
thấp, trên cũng không có người ứng viện cho, nên cũng không làm nổi việc
đời, ví như cái giếng nước tuy trong, nhưng nước mạch ít, chỉ dỉ ra đủ
nuôi con giếc, chứ không có người tới múc. Hào này khác hào 1 ở chỗ 1 vì
bất tài mà vô dụng, hào này vì hoàn cảnh mà hoá vô dụng.
3.
九三: 井渫不食, 為我心惻.可用汲. 王明, 並受其福.
Cửu tam: tỉnh tiết bất
thực, vi ngã tâm trắc.
Khả dụng cấp; vương minh, tịnh thụ kì phúc.
Dịch:
Hào 3, dương: giếng trong mà chẳng ăn, để lòng ta thương xót, có thể
dùng mà múc lên được; gặp ông vua sáng suốt thì mọi người đều được phúc.

Giảng: Hào dương này đắc chính, là người có tài, muốn giúp đời,
nhưng địa vị còn ở thấp (nội quái), không được dùng, ví như cái giếng
nước trong mà không ai múc. Nếu được ông vua sáng suốt dùng, thì người
đó sẽ giúp cho mọi người được nhờ.
4.
六四: 井甃, 无咎.

Lục tứ: Tỉnh trứu, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Giếng mà thành và
đáy xếp đá, không có lỗi.
Giảng: Hào này âm nhu, tài tầm thường,
nhưng đắc chính, ở gần hào 5 chí tôn, nên nhờ 5 mà làm được việc nhỏ,
không có lỗi, ví như cái giếng mạch không nhiều, nhưng xếp đá ở thành và
đáy, thì nước mạch thấm vào, lóng lại, cũng tạm dùng được.
5.
九五: 井洌, 寒泉食.
Cửu ngũ: Tỉnh liệt, hàn tuyền thực.
Dịch:
Hào 5, dương: Nước giếng trong, lạnh, múc lên ăn được.
Giảng: Hào
nay dương cương, đắc trung, ở ngôi chí tôn, có ân trạch với dân chúng,
nên ví với nước giếng vừa trong, vừa mát, lại múc lên được.
6.
上六: 井收, 勿幕, 有孚, 元吉.
Thượng lục: Tỉnh thu, vật mạc, hữu
phu, nguyên cát.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Nước giếng múc lên rồi,
đừng che đậy, cứ mãi mãi như vậy, không thay đổi thì rất tốt.
Giảng:
Hào trên cùng này tuy là âm nhu, nhưng ở cuối cùng quẻ Tỉnh, nó có cái
tượng nước giếng đã múc lên rồi, nên để cho mọi người dùng, chứ đừng che
đậy, và cứ như vậy giúp đời mãi thì không gì tốt bằng.
*

Chúng ta để ý, quẻ Tỉnh này có điểm đặc biệt
là các hào càng lên cao càng tốt, tốt nhất là hào trên cùng.
Thường
các quẻ khác, hào trên cùng có nghĩa là cùng cực: hễ là quẻ tốt như quẻ
Càn, quẻ thái thì hào trên cùng xấu; nếu là quẻ xấu như quẻ Bĩ, quẻ khốn
thì hào trên cùng tốt, vì luật: cực thì phải biến, tốt biến ra xấu, xấu
biến thành tốt. quẻ Tỉnh này với quẻ Đỉnh (và một số quẻ nữa như quẻ
Tiêm . . .), hào trên cùng không có nghĩa cùng cực, mà có nghĩa là lúc
cuối (chung), lúc nước đã múc lên (Tỉnh) hoặc thức ăn đã chính (đỉnh),
tức là lúc thành công, cho nên đều tốt cả.

6 thg 3, 2010

39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN

Nếu chỉ lên quẻ Trạch Sơn Hàm thì đúng là những gì ta đang có. Nhưng biến của nó...Quẻ Thủy Sơn Kiển (vì hào 4 động) lại là những gì ta đang đối mặt. Vậy thì cuối cùng ta phải làm sao đây...

39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN


Trên là
Khảm (nước), dưới là Cấn (núi)




Ở thời chia lìa chống đối thì tất gặp nỗi gian nan, hiểm
trở, cho nên sau quẻ Khuê tới quẻ Kiển (gian nan)
Thoán từ;
蹇: 利西南, 不利東北, 利見大人, 貞吉.
Kiển: Lợi Tây Nam, bất lợi đông
Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh cát.
Dịch: Gian nan: đi về Tây nam
thì lợi, về đông Bắc thì bật lợi. Gặp đại nhân giúp cho thì lợi; bền
giữa đạo chính thì mới tốt.
Giảng: Trước mặt là sông (Khảm), sau
lưng là núi(Cấn), tiến lui đều gian nan hiểm trở nên gọi là quẻ Kiển.
Phải bỏ đường hiểm trở mà kiếm đường bằng phẳng dễ đi, ở hướng Tây Nam,
hướng quẻ Khôn, đừng đi hướng đông Bắc, hướng quẻ Cấn. Dĩ nhiên chúng ta
không nên hiểu đúng từng chữ Tây Nam và Đông Bắc, chỉ nên hiểu ý thôi.

thời gian nan này, phải nhờ có người có tài, đức (đại nhân) giúp cho
thì mới thoát nạn (lợi kiến đại nhân), và phải bền giữ đạo chính.
Đại
tượng truyện khuyên phải tự xét mình mà luyện đức (phản thân tu đức).
Hào
từ:
1.
初六: 往蹇, 來譽.
Sơ lục: vãng kiển, lai
dự.
Dịch: Hào 1, âm: tiến lên thì gặp nạn, lui lại (hoặc ngừng) thì
được khen.
Giảng: Vào đầu thời gian nan, hào 1 này âm nhu, không có
tài, tiến lên hay hành động thì xấu, chỉ nên chờ thời.
2.
六二: 王臣蹇蹇, 匪躬之故.
Lục nhị: Vương thần kiển kiển, phỉ cung
chi cố.
Dịch: Hào 2 âm: bậc bề tôi chịu gán hết gian nan này tới
gian nan khác là vì vua, vì nước, chứ không phải vì mình.
Giảng: hào
này cũng âm nhu, kém tài, nhưng đắc trung đắc chính, có đức, được vua
(hào 5, dương mà cũng trung chính) phó thác việc nước, nên phải chống
chỏi với mọi gian nan, không dám từ, mặc dầu tự biết không chắc gì cứu
nước, cứu dân được trong thời khó khăn này. Hoàn toàn không vì mình,
đáng khen.
3.
九三: 往蹇, 來反.
Cửu tam: Vãng
kiển, lai phản.
Dịch: Hào 3, dương: Tiến tới thì mắc nạn, nên trở
lại.
Giảng: hào này dương cương đắc chính, nhưng vẫn còn ở nội quái,
tức chưa hết nửa thời gian nan, lại thêm hào trên cũng âm nhu, ứng với
nó mà không giúp được gì, nên Hào từ khuyên đừng tiến, cứ quay lại với
hào âm thì vui vẻ hơn; bề gì cũng là bạn cũ rồi.
4.

四: 往蹇, 來連.

Lục tứ: Vãng kiển, lai liên.
Dịch: Hào 4, âm:
tiến tới thì mắc nạn, nên trở lại mà liên hiệp với các hào dưới.
Giảng:
Hào này âm nhu, kém tài, đã tiến lên ngoại quái, quá nữa thời gian nan,
nhưng lại gặp hiểm trở (ngoại quái là Khảm) cũng không nên tiến lên, mà
nên lùi lại với hào 3, liên hợp với ba hào ở dưới, để thêm thế lực.
5.

九五: 大蹇, 朋來.
Cửu ngũ: Đại kiển, bằng lai.
Dịch:
Hào 5, dương: cực kỳ gian nan, nhưng có bạn tới giúp.
Giảng: Ở giữa
ngoại quái khảm (hiểm) cho nên cực kỳ gian nan. Hào này như ông vua có
tài, nhưng cũng khó thoát được hiểm. May có hào 2 đắc trung, đắc chính
ứng với mình, sẳn lòng dắt các bạn tức các hào 1, 3, 5 tới giúp mình.
Nhưng các hào ấy đều ít tài, trừ hào 3; như vậy là tay chân của 5 tầm
thường cả, không làm nên việc lớn, nên Hào từ không khen là tốt. Cũng
không dùng chữ lai, không bảo nên lùi vì địa vị nguyên thủ của 5 không
cho phép 5 lùi được, lùi thì trút trách nhiệm cho ai?
6.
上六: 往蹇, 來碩, 吉.利見大人.
Thượng lục: Vãng kiển, lai thạc,
cát, lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào trên cùng ,âm; tiến tới thì gian
nan, lùi lại thì làm được việc lớn, tốt; nên tìm gặp đại nhân thì có
lợi.
Giảng: ở cuối thời gian nan, có cảnh tượng đáng mừng; hào này
âm nhu, không một mình mạo hiểm được nên quay lại giúp hào 5, bậc đại
nhân (có tài đức), thì lập được công lớn (thạc), tốt.
*

Gặp thời gian nan, nên thận trọng đợi thời.
Riêng vị nguyên thủ phải tìm người tốt giúp mình, liên kết mọi tầng lớp
để cùng mình chống đỡ.

31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM

Sáng nay buồn buồn chả biết làm gì, liền ngẫm bốc lên 1 quẻ. Phải ngay
quẻ Trạch Sơn Hàm. Lôi về đây từ từ 64 quẻ dịch để rảnh rỗi suy ngẫm.
 

Trên là Đoài (chằm), dưới là Cấn (núi)

Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi
mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành
vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.

Cho nên đầu kinh
thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về
nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được
lâu dài.

Thoán từ:
咸: 亨, 利貞, 取女吉.
Hàm:
Hanh, lợi trinh, thú nữ cát.

Dịch: giao cảm thì hanh thông, giữ đạo
chính thì lợi, lấy con gái thì tốt.

Giảng: đoài là thiếu nữ ở trên,
Cấn là thiếu nam ở dưới (1). Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu
nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.

Thiếu nữ ở trên, thiếu
nam phải hạ mình xuống cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ
nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, không tốt. Cho nên
thoán từ bảo phải giữ đạo chính mới có lợi. Hai bên giữ đạo chính cả thì
cưới vợ chắc tốt lành.

Hàm 咸 khác cảm 感 ở điểm: Cảm có chữ Tâm 心 là
lòng, hàm thì không. Hàm là tự nhiên hai bên tương hợp, rồi cảm nhau,
không có tư ý, không vì một lẽ nào khác, phải hư tâm (trống rỗng trong
lòng) .

Đại tượng truyện khuyên: “dĩ hư tâm thụ nhân”. Như trên núi
có chỗ trũng xuống (hư) để nước đọng lại mà thành cái chằm.

Hư tâm
thì lòng được tĩnh, như cái núi (nội quái là Cấn), mà vui như tính của
cái chằm (ngoại quái là Đoài) (chỉ nhi duyệt; lời Thoán truyện); muốn
giữ được lòng tĩnh thì phải “khắc kỉ phục lễ” tự chủ được mình mà giữ
lễ.

Tóm lại, Thoán từ cho rằng trai gái cảm nhau phải chân thành, tự
nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ
lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh.

Coi đạo âm dương giao cảm mà
sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy
được chân tình của thiên địa, vạn vật. Đạo cảm nhau quả là quan trọng.

Hào
từ:

1
初六: 咸其拇.
Sơ lục: Hàm kì mẫu.
Dịch:
Hào 1, âm: Như cảm ngón chân cái.

Giảng: Hào từ lấy thân người làm
thí dụ. Hào 1 ở dưới cùng. Nó ứng với hào 4, thấp mà cảm với trên cao,
sức cảm còn nhỏ, chưa động được lòng người, mới hơi động được ngón chân
thôi. Không khen cũng không chê.

2.
六二: 咸其腓, 凶; 居吉.

Lục nhị: Hàm kì phì, hung; cư cát.
Dịch: Hào 2, âm: Cảm được
bắp chân, xấu; ở yên thì tốt.

Giảng: Hào 2, cao hơn một chút, ví như
bắp chân. Nó ứng với hào 5, nhưng nó là âm, phận gái, mà còn ở dưới
thấp, nếu nóng lòng cầu thân với 5 thì xấu. Nó nên giữ nết trung chính
(vì là hào 2 đắc trung, đắc chính) của nó thì mới tốt, như vậy mới hợp
đạo lý.

Thoán truyện bảo: quẻ Hàm này, hễ tĩnh thì tốt; cho nên hào 2
này khuyên không nên động.

3.
九三: 咸其股, 執其隨, 往吝.

Cửu tam: Hàm kì cổ, chấp kì tùy, vãng lận.
Dịch: Hào 3, dương :
cảm được tới đùi, chỉ muốn theo người, cứ như vậy mà tíến thì xấu.

Giảng:
Hào này ở trên cùng nội quái, nên ví với bắp đùi. Nó là dương cương,
ham tiến, muốn theo hào 4 cũng dương cương ở trên nó; trong thời Hàm,
nên tĩnh mà nó động, lại động theo người nữa, đáng chê.

4.
九四: 貞吉悔亡; 憧憧往來, 朋從爾思.
Cửu tứ: Trinh cát hối vong; đồng
đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư.

Dịch: Hào 4, dương: hễ chính đáng
thì tốt, mà mất hết những điều đáng ăn năn. Nhược bằng nếu lăng xăng
tính toán có qua có lại với nhau thì những người qua lại với anh chỉ là
những người anh nghĩ tới mà thôi (ý nói: số bạn không đông, đoàn thể
không lớn).

Giảng: Hào này đã lên ngoại quái, dương cương, lại ở quẻ
đoài (vui vẻ), tức là có tình hoà duyệt, nặng về cảm tính, cho nên ví
với trái tim (tấm lòng). Tình cảm phải chính đáng, chí công vô tư, như
vậy mới tốt, không phải ăn năn. Nếu có óc tính toán, tốt với người để
mong người tốt lại với mình, có đi có lại thì số bạn không được đông.

Theo
Hệ từ truyện, Chương V, Khổng tử giảng hào này rất kỷ, chúng tôi trích
ra đoạn dưới đây:

“ Đạo lý trong thiên hạ, cần gì phải ngẫm nghĩ
bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt, vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau
mà qui kết thì ý như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào
một lẽ (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm) cần gì phải ngẫm
nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt. . .”

5.

五: 咸其脢, 无悔.

Cửu ngũ: Cảm kì mỗi, vô hối.
Dịch: Hào 5,
dương : Cảm tới bắp thịt ở trên lưng, không hối hận.

Giảng: Bắp thịt
ở trên lưng, cao hơn tim (hay lòng) mà trái với tim, không cảm được
vật. Không cảm được vật mà cũng không có tư tâm, tư ý, nên cũng không có
gì hối hận. Có lẽ vì hào 5 này dương cương, ở vị rất cao, trung, chính,
cách biệt dân chúng quá, cho nên Chu Hi bảo là “không cảm được vật”
chẳng?

6.
上六: 咸其輔, 頰, 舌.
Thượng lục: Hàm
kì phụ, giáp , thiệt.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Cảm người bằng mép,
má, lưỡi.

Giảng: Hào này ở trên cùng Hàm, nên ví với mép, má, lưỡi.
Nó là âm nhu ở trong ngoại quái Đoài (vui vẻ), ham cảm người ta bằng
miệng lưỡi, không thành thực. Chẳng cần nói cũng biết là đáng chê rồi.

*

Đạo cảm người phải chí thành, tự nhiên,
không dùng trí tính toán, nhưng cũng không nên có tư ý, tư tâm.