14 thg 6, 2013

Về bài thơ Đi Qua Mùa Hạ

Tôi có may mắn cùng sinh hoạt trên diễn đàn với những tay bút chuyên có, không chuyên có, khả năng truyền cảm hứng của họ thì vô bờ bến.
Thỉnh thoảng chúng tôi lại tổ chức những sự kiện để vui với nhau, tạo không khí sinh hoạt đầm ấm. Và lần này, chúng tôi tổ chức sự kiện Mênh Mông Tình Buồn để mọi người thi nhau viết về kỷ niệm tình yêu đã qua.

Tuy đây không là một sự kiện lớn, nhưng đã có nhiều bài hay, có giá trị về mặt văn học mà các bạn yêu thơ nên đọc. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói về góc nhìn khác với bài thơ đã đoạt giải nhất cuộc thi, một góc nhìn mà chúng tôi gọi là góc nhìn của Đê Tiện Hội.


Đi qua mùa hạ

- Hồ Yên Dung- (Cô Nhỏ)

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…

Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?

* Mượn từ "Hai mươi mùa nắng lạ" của Trịnh.

Dưới đây là phần bình theo cách nhìn của Hớ:

Đa số các bài thi theo Hớ là hay và rất hay. Có thể là Sài Gòn –Mưa đã đoạt giải nhất, có thể là Mùa chưa cũ đã đoạt giải nhất ở một nơi nào khác. Nhưng đây là Thi Ẩm, nơi mà được mệnh danh là Tổng Đà Đê Tiện Hội. Một bài thơ hay chưa đủ để lên ngôi mà phải vừa hay vừa thâm thúy.
Vâng, chính vì lý do đó mà chỉ có bài Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung xứng đáng đoạt giải. Quý vị hãy nhìn lại xem.

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?


Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết: “Em đi qua thời hoa mộng." . Xin lỗi chứ ai mà chẳng đi qua thời hoa mộng. Bình thường như lên giường, có gì đâu phải thơ thẩn. Nhưng phải nghĩ lại, tại sao không đi qua thời thơ trẻ, thời mộng mơ mà lại là “thời hoa mộng”. Cách đặt vấn đề mang tính ẩn dụ cao, hãy tìm về nguồn cội, thời của trạng quỳnh, thời mà người dùng bút lông không qua bút mông. “Thời Hoa Mộng” chính xác là thời dùng “mông” để “họa”. Cách đơn giản nhất là đổ chậu mực, ngồi lên và vẽ con Ve sầu lên giấy vẽ, vừa sinh động vừa thực tế vừa nhanh chóng. Tác giả đang nhớ lại quá khứ huy hoàng, thời mà mênh mông tình buồn, con ve khi đó còn khá tròn trĩnh thon gầy. Chính vì ngồi lên chậu mực nên cảm giác khá lạnh, mặc dù ngồi ngoài nắng mà tác giả vẫn viết “lạnh căm ngày nắng biết buồn”. Câu thứ 3 của bài thơ khẳng định giả thuyết của Hớ là đúng. Quý vị thử nghĩ ngày lặng căm thì có nước mây đen kịt chứ làm gì có “mây trôi ngang trời chầm chậm.” Chỉ có hành động “hoa mộng” nên mới cần “mây trôi” tức là ”môi trây”. Phải ngồi lên tờ giấy sàng tới sàng lui như kiểu người ta miết cây viết vậy nó mới tạo hiệu ứng bệch. Và khuyết điểm của cách vẽ này là người vẽ không thể biết tác phẩm của mình thế nào nếu không đứng dậy rời tờ giấy. Nỗi lo đó được thể hiện bằng câu “Có về nơi ấy xa xăm”. Hay nói trắng ra là có bị sai ly nào không, có sai một ly…đi một dặm không….

Đọc tiếp 4 câu kế mới thấy hết nét thâm thúy:

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa


Nếu như ở trên nói về cách vẽ của nữ sĩ, thì khổ này nói về đường họa của người ấy, khi mà “nón nghiêng” tức là “ngón niêng” . Cái ngón ấy nó vẽ như một tay cầm bút thật sự, đến cả Tác giả phải trầm trồ: Ôi cây bút lông màu đỏ, ôi “ai trao [anh] chùm hoa màu lửa” mà anh “cháy lòng như thể chưa xa”. Đến câu cuối đoạn này thì rõ rồi. Sau khi hai người thi họa với nhau, cảm mến tài năng và quyết định “cháy lòng” tức là “lấy chồng”. Xem như bài thơ thoạt nghe như tình buồn nhưng cũng có kết cục hoàn hảo.

Đoạn sau khi “cháy lòng “, tác giả tả về những ngày đầu làm vợ, làm mẹ:
“Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…”


Với khổ thơ trên, muôn vàn từ ngữ dùng chỉ cho trận chiến như “chiều muôn dộng”. Và dã man hơn là “ xóc tanh rắm dội sai dòng” Không biết đúng dòng với sai dòng kiểu gì mà “Đớ nhau bể vòng cuồn cuộn” thế là “sái mông ông”... Thiệt là hết biết.
Mời xem tiếp đoạn kế để thấy nét bi hài trong cuộc sống:


Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm

Chuyện tình tác giả từ những ngày đầu thi vẽ, những khi ái ân mặn nồng nhưng không hoàn toàn suông sẻ. Cũng có khi:

“Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.”


Những “đêm đèn đỏ “ là hôn vụng thôi! Chứ tình câm bỏ ngõ, nghe uất ức dâng đầy chứ biết làm sao. Nhưng phải nói tác giả đã đạt độ chín khi mà viết “Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.” Cách dùng các dấu chấm như sự cự tuyệt, như sự cụt hứng. Đêm, ảnh chồm qua hun một phát, nhưng rồi thì tình câm thôi. Stop vì đèn đỏ rồi anh ơi! Thật đau lòng. Và đây có thể nói là chi tiết đau lòng nhất trong bài thơ. Không hiểu sao tác giả tách đoạn thơ sau với khổ trước, nhưng rõ ràng đó là một ý liên tục:

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…


Quý vị chú ý ở bài này có nhiều đoạn,nhiều từ nói về sự nhọc nhằn, cái hậu của “đêm đèn đỏ”, và diễn tả sự khốn cùng. Thử lượt bỏ những ý phụ mà tác giả đã che giấu nhé! Giờ còn lại:

“Nhọc nhằn
Nhoài
Nhọc nhằn
Mơ”


Rõ rồi, khổ thân anh ấy, thật là đúng với câu :

Bò qua rồi lại bò về
Gặp đêm đèn đỏ ê chề vào mơ.

Thật là một bài thơ hay, một câu chuyện trọn vẹn cùng kết bài:

“Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?”


Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, mỗi khi hè về lại nhớ ngày xưa, cái thuở ban đầu, dù con ve giờ không còn là ve nhỏ nữa, nhưng vẫn còn nỗi niềm bất tận, thở than thôi, vì làm sao có thể “Hoa mộng” đẹp như ngày nào.

-Hớ 14/06/2013-

12 nhận xét:

  1. Vậy là chung kết cho một cuộc tình buồn là cưới hả em? Bài chém thật "điêu" ( Luyện)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo hé lộ trong bài ở câu "Cháy lòng…như thể chưa xa" thì cưới hẳn đấy chị! :))

      Xóa
  2. Thoạt đầu đọc khúc trên tưởng lời trần tình của tác giả bài thơ (Cô Nhỏ). Ai dè lại là lời của giáo sư ĐTH...thật là hết biết. :))

    Nhưng bài bình đã đạt đến ngưỡng " khí tụ đan điền, tiện trung đại phát". Như tiếng thét của thiền sư Không Lộ nghiêng trời lệch đất. Thật đúng là "khí tỏa tâm bình" mà khiến cây cối phải ngã nghiêng, đá cười nắc nẻ...Trong một sát na nhất thời khó để mà diễn đạt sự uyên thâm diệu vợi và tinh thể uyên nguyên kia.

    Những ẩn ngữ vi diệu trong bài thơ được lột tả từ khái quát cho đến mô phạm. Thẩm định sự xuyên thấu qua muôn mặt của văn chương và đập đến tai mắt người xem như những nhát cuốc khai hoang thời tiền sử.

    Xóa bỏ mọi hồ nghi và thắc mắc của người đọc khi còn ngập ngừng và lưỡng lự. Bài viết xé toang ra, những mảnh vụn nhỏ nhặt li ti tưởng chừng như vùi sâu trong lớp bụi cổ kính của ngữ nghĩa nay được bật dậy và bước đi. Nó giống như một cuộc hóa thân, một cuộc tồn sinh của văn học. đến để giải phóng và thoát thai làm thành sứ mệnh thiêng liêng của thi ca nhân loại.

    Những lát cắt của chuyển biến tâm lý được phơi mình ra, oằn xuống đôi vai gầy mà văn chương trong thời gian gần đây đã đánh mất. Là thước phim quay lại những đường nét cổ điển. Cứ tưởng như điên cuồng mà không thấy cuồng điên, cứ tưởng múa may mà chẳng hề may múa. Trò chơi của ngôn ngữ là sự đi đi về về, là lúc lặp lại trên hình dạng lộn lèo, lẹo lộn, ẩn hiện khôn lường và thâm sâu, trầy vi tróc vảy lộn lồng...vân vân...

    Ôi! Những cung bậc như một khúc du ca của nàng tiên cá da trơn lưỡng tính, mê đắm và huyễn hoặc những gã thuyền phu. Hay đây là một tiếng cười như xé lụa của một cô gái vừa tròn hoa mộng, đã kịp vẽ cho riêng mình một dáng ve đẹp đến nôn nao cõi lòng?

    Thật kính ngưỡng và tâm phục Hớ tiên sinh :))

    Trả lờiXóa
  3. hay quá các cụ chém bản lĩnh kinh hồn :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là giấu bớt rồi đó chứ cụ! :->

      Xóa
  4. Đúng là, hiểu ta chỉ có Hớ, và hiểu Hớ chỉ có Lãnh :))
    Người đời nay có thơ rằng:

    Tiếc thời mông họa xa rồi
    Đâu con ve nhỏ của thời xa xưa?
    Bút lông màu đỏ quẹt qua
    Tóc xanh rắm dội sông dài đớ nhau
    Tình yêu dang dở cũng rầu
    Lấy chồng càng cháy lòng, sầu mênh mông
    Khá khen đại phát tiện trung
    Ầm ầm giáng chưởng trời rung đất gào! :-*

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ặc ặc!
      Nguyên cái "tiện trung đại phát" của lão Lãnh nó là thế này nè tỷ:
      Lãnh thời định phát tiện trung
      Nào ngờ phát Đại [tiện] lung tung cả quần!

      =))

      Xóa
  5. Nào ngờ phát đại tiện rung cả người chứ Hớ :))

    Trả lờiXóa
  6. Chị ngắm mấy đứa nếp tẻ thế nào chả dám hiểu,hiểu không nổi. Từ từ ngó lại rồi com lại.
    My nó bảo: nhà em cũng cậu ấy làm cho chỉnh sửa nữa.trái đất tròn và không to quá em nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihi,Trái đất to lắm đó chị, nhưng phạm vi hoạt động của em nó to hơn đấy chứ! haha (chảnh tý)

      Xóa