31 thg 1, 2010
Yêu em nhiều hơn
Dẫu vẫn biết ngày mai không hề đến
Dành cả cho em bao nhiêu trìu mến
Nỗi nhớ đong đầy xen với nỗi cô đơn
Quan hệ gia đình( suutam)
Có ba mối quan hệ cơ bản nơi con người. Thứ nhất, sự quan hệ giữa chồng và vợ; kế tiếp là giữa cha mẹ và con cái; và sau cùng là giữa anh chị em. Tất cả các quan hệ khác đều dựa trên ba mối quan hệ này.
Thế nào là mối quan hệ lý tưởng giữa cha và con? Đó là tình yêu hòa lẫn với sự tôn trọng và lòng trìu mến, cộng với phẩm hạnh. Cha yêu con, và cùng lúc đó, ông ta phải đủ tư cách để giữ được sự kính trọng nơi ông. Ông ta yêu con cái, nhưng vẫn phải giữ được mức độ phẩm hạnh. Chỉ có tình yêu kết hợp với phẩm hạnh mới có thể làm nảy sinh lòng hiếu thảo nơi con cái.
Khổng Tử đã bảo rằng người cha phải giữ một khoảng cách đối với con cái. Không có khoảng cách thích đáng, người ta khó lòng vun bồi được mối quan hệ mà trong đó cha yêu con và con cái có lòng hiếu đễ đối với cha mẹ. Sự quá thân mật có thể khiến đứa bé sinh lờn. Dó đó người cha tốt nhất là không nên ngủ chung phòng với con.
Hay nhất là người cha không dạy cho chính con mình. Có những chuyện, như giới tính chẳng hạn, người khác dạy thì vẫn hay hơn là cha mẹ.
Người thầy có thể đòi hỏi học trò mình làm việc chăm chỉ. Ông ta có quyền bày tỏ sự giận dữ nếu người học trò không làm đúng. Thế nhưng, nếu cha mẹ giận dữ với con cái, con cái có thể nghĩ rằng tuy cha mình đang dạy mình ăn ở cho phải đạo, nhưng bản thân ông ta không làm như những gì ông ta đã dạy. Điều này có thể dẫn tới sự xa lánh, và không gì tệ hại cho bằng sự ghẻ lạnh giữa cha và con. Đó là lý do tại sao thời xưa người cha chỉ dạy cho con cái người khác, chứ không dạy cho chính con mình.
Tôi hy vọng rằng bạn hiểu rõ điểm tế nhị này trong chuyện giáo dục con cái.
Anh chị em yêu thương lẫn nhau. Khi lớn lên, bạn ăn cùng mâm với anh chị em mình; bạn học và chơi đùa cùng nhau, hay thậm chí cùng chia sẽ quần áo với nhau. Điều hết sức tự nhiên là bạn thu hút lẫn nhau. Điều cũng rất tự nhiên là bạn tin rất nhiều vào anh chị em mình. Nếu họ làm bạn thất vọng, bạn rất dễ khó chịu nhưng rồi tươi tỉnh lại cũng rất nhanh. Quan hệ huyết thống là một quan hệ đặc biệt, khác hẳn với các quan hệ thông thường. Nếu có sự rạn nứt trong quan hệ của bạn với anh chị em ruột của mình, bạn phải lập tức sửa ngay không chút chậm trễ. Đừng bao giờ để nó lan rộng ra.
Điều cũng kỳ lạ là, tôi thấy có nhiều người rất tốt với bạn bè, nhưng lại có vẻ chẳng mặn mòi gì lắm trong quan hệ với anh chị em ruột của mình. Họ đối xử với người ngoài rất tốt, nhưng khắt khe với người trong nhà. Một số người còn thu hút sự trung thành của hàng chục vạn người, nhưng lại chẳng tử tế với anh em ruột của mình.
Đối nhiều bậc làm cha làm mẹ thì có vẻ khó yêu thương hết thảy con cái của mình một cách đồng đều được. Nhưng các bậc làm cha làm mẹ phải nhớ trong đầu rằng sự thiên lệch có những hậu quả không hay. Một đứa trẻ sáng dạ và cư xử hay đáng được yêu thương và chấp thuận, nhưng một đứa trẻ chậm hiểu và ươn bướng cũng đáng được yêu thương và thông cảm vậy. Việc thiên lệch đối với một đứa trẻ có thể khiến cho nó trở nên quá cao ngạo, không thể hòa mình cùng với các anh chị em khác.
Thông thường, trẻ con hay noi theo gương cha mẹ. Nếu cha mẹ chu đáo với con cái, đứa trẻ có khuynh hướng yêu thương cha mẹ. Nếu người anh lạnh nhạt với người em, người em sẽ không trọng anh mình. Nếu người chồng thiếu trung tín, anh ta đừng mong người vợ biết nghe lời mình. Thế nhưng, còn chuyện đứa con lại ngỗ ngược trong khi lại đối xử rất tôt với nó thì sao, hoặc chuyện người em hay cãi trong khi người anh lại đối xử rất đàng hoàng, hay như chuyện người chồng thì chung thủy và biết yêu thương, nhưng người vợ thì rất đanh đá thì sao? Những hạng người như vậy có bản chất xấu, và chỉ có sự trừng phạt mới có thể dừng họ lại mà thôi.
Ảnh hưởng đạo đức có giới hạn của nó. Có một điểm mà ở nơi đó sự thuyết phục bằng đạo lý ngừng lại và sự trừng phạt bắt đầu. Không có sự trừng phạt thích đáng, một đứa trẻ xấu sẽ đi từ xấu đến tệ hại. Làm chủ một gia đình không khác gì làm chủ một đất nước. Không có luật pháp, bạn chẳng thể quản lý được đất nước. Không có sự tưởng thưởng cho hành vi tốt và trừng phạt thích đáng đối với hành vi xấu, bạn chẳng thể quản lý được gia đình. Quá nhân hậu cũng xấu không thua gì quá hà khắc. Tốt nhất là phải biết cân bằn giữa hai cái