6 thg 12, 2009
Đêm Say
Và cũng một khuya
Có ai đó chong đèn bên điếu thuốc
Chân trời mây từng đàn sẫm màu lem luốc
Mái hiên nhà, có có gã khờ gầy guộc những suy tư
Rồi có một đêm
Mắt trông ngóng xa xăm tìm về bóng dáng
Biết ai đó đang mơ hay như mình thức trắng
Có đứng trước hiên nhà thườn thượt chẳng thành câu
Này dốc tình say
Uống cho mối duyên ngày càng bế tắc
Uống cho thấy trên đời toàn đắng ngắt
Vật vờ say, ngập tràn say người có nào hay...
đêm say 24.11.09
27 thg 11, 2009
MƯA ĐÊM
Nghe ai bảo mưa đêm da diết lắm
Thức mấy giờ liền mong được ngắm mưa đêm
Gió đìu hiu trăng dìu dịu bên thềm
Sương lấp lánh rung rinh trên cành lá
Ta ngồi nghe tiếng đời đi vội vã
Mưa đâu rồi đêm đã sắp tàn đêm
Ừ mình ngồi...và ngồi chút đợi thêm
Mong mưa tới hay...niềm da diết tới
Nơi xa xăm có ai đang ngóng đợi?
Có mưa về ...hay lại nắng bừng lên
Sáng rồi ư? Mưa...chẳng thấy...buồn tênh
Nhoài mệt giấc ngủ vùi bên góc nhỏ
Trong cơn mơ em trở về ở trọ
Mưa đêm đây rồi...trên khóe mắt long lanh
Vẫn như sương từng giọt nhỏ mong manh
Sao ào ạt lòng anh da diết quá....
Đêm 24.11.09
29 thg 10, 2009
...
Khi bóng hình xen lẫn tận con tim
Biết tìm đâu bóng dáng mãi đi tìm
Ai có thể thay em xoa dịu nỗi
Anh vẫn biết đường tình đi quá vội
Thăm thẳm xa dịu vợi biết ai chờ
Dẫu biết rằng duyên ấy chỉ là mơ
Sao mong mãi hoá tình thơ cõi thực
Tim anh đó rộn vang trong lồng ngực
Ngập trong hồn bóng dáng đã hằn sâu
Trời đoạ đành mang hai đứa cho nhau
Rồi khắc nghiệt vẽ màu đen ly cách
23.10.09
27 thg 10, 2009
Lịch sử Khánh Hoà
Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người
đã sinh sống ở đây. ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ này,
các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền
nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào
tháng 2 năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên[35]. Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh.
Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di
chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh),
Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).
Thời kỳ Chăm Pa
- Xem thêm: Kauthara
Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị
nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm châu Kaut Hara. Vào đầu Công Nguyên,
một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm
Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu
quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga. Tiểu quốc này gồm
hai xứ là Panduranga (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.
Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc),
vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những
khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh
Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.
Khác với nhiều địa khu khác Kauthara tương đối ít bị ảnh hương bởi
các cuộc chiến tranh nhờ cách xa cả Đại Việt và Đế quốc Khmer. Sau khi
kinh đô Vijaya thất thủ trong cuộc Chiến tranh Việt-Chiêm 1471,
vua Lê Thánh Tông không tiếp tục tiến xuống phía nam để tấn công
Kauthara mà dựng bia phân định biên giới mới của hai nước tại Núi Đá Bia. Lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn lại khu vực Kauthara-Panduranga [36].
[sửa] Thời các Chúa Nguyễn (1653-1775)
Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm[37]) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan cai cơ Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh[38].
Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất
cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt
dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh
gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các
huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha
Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm
thái thú[39]. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.
Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh[39].
[sửa] Thời Tây Sơn
Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp
kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng
rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên. Từ
đó, trong gần 20 năm, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh sống trong cảnh
hòa bình và no ấm[39].
Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh
thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang.
Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi
phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu hai lần đem quân vào đánh chiếm vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành[39].
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803,
Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng
được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang
phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa[40].
Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh
gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng
Phước và Tân Ðịnh, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh[41].
[sửa] Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc
- Bài chi tiết: Khánh Hòa thời Pháp thuộc
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với Pháp, tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và sự suy úy của nhà Nguyễn.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, tại Khánh Hòa có các ông Trịnh Phong, Trần Đường và ba anh em ông Nguyễn Khanh tập hợp nghĩa quân kháng Pháp. Tuy nhiên, nghĩa quân phong trào Cần Vương chỉ giữ Khánh Hòa được hai năm thì bị quân thực dân Pháp đánh bại[39].
Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa nằm dưới hai ách cai trị là Chính phủ bảo hộ Pháp và Chính phủ Nam triều. Quan lại của Nam triều gồm có chức Tuần Vũ, Án Sát coi việc hành chính, Lãnh binh
coi việc canh gác và giữ gìn an ninh trong tỉnh, đóng tại Diên Khánh.
Cơ quan lãnh đạo Pháp gồm có Chánh Sứ, Phó Sứ và Giám binh, đóng tại Nha Trang. Nha Trang dần phát triển thành thị trấn[39].
Ngày 9 tháng 3 năm 1945,
Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản
lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang
chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa[39].
[sửa] Khánh Hòa sau 1945 đến nay
Ngày 19 tháng 8 năm 1945,
Việt Minh đứng dậy giành chính quyền, nhưng chỉ nắm chính quyền được
hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại Khánh Hòa.
Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa,
Tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ
huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng
Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk
được sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4
năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh
Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một
phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh trực thuộc trung ương (Khu đặc biệt Cam Ranh).
Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Việc chuyển giao chính quyền diễn ra trong hòa bình vì hầu hết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rút hết về phòng tuyến Phan Rang. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Thị xã Cam Ranh vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh nhập lại vào huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa trở thành huyện Cam Ranh.
Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên
và Khánh Hòa. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên
thành thị xã Cam Ranh. Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP
của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam
Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam,
Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân,
Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm đồng thời chia
huyện Trường Sa thành ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn
Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận Nha Trang là đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Sau khi Nha Trang được công nhận là đô thị
loại 1, Khánh Hòa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Khánh Hòa sẽ trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương[42]
Nguồn: Wikipedia
Đang cần thu thập thêm tư liệu Khánh Hoà thời Cần Vương. Ai biết xin đóng góp dùm.
20 thg 10, 2009
Thơ Song Thất Lục Bát
Về luật thơ : Song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát.
Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu
thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì
theo luật thường lệ.
Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu
thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng
cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với
tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có
thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó,
tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.
Xin nói sơ qua về cách gieo vần của thể thơ này:
- Câu 1 : 7 từ và kết thúc với thanh trắc
- Câu 2 : 7 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 5 là thanh trắc (vần với từ cuối cùng của câu 1 càng tốt)
- Câu 3 : 6 từ và kết thúc với thanh bằng (vần với từ cuối cùng của câu 2)
- Câu 4 : 8 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 6 vần với từ cuối của câu 3(gieo vần như thơ lục bát)
- Câu 5 : 7 từ tiếp tục như câu 1 ( từ thứ 5 là thanh bằng, vần với từ cuối của câu 4)
- Câu 6 : 7 từ như câu 2
- Câu 7 : 6 từ như câu 3
- Câu 8 : 8 từ như câu 4
Ví dụ:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
(Đoàn Thị Điểm dịch)
--------------
Nam- Bắc biệt
Để đêm trường thao thức trở trăn
Bắc Nam sông trở núi ngăn
Gần nhau một phút biết rằng là mơ
Đành đoạn dứt đường tơ oan trái
Mộng đẹp đành để lại ngày sau
Thà rằng ta nén niềm đau
Chớ mang khổ lụy cho nhau làm gì!
Nhìn lại quãng đường đi lạ lẫm
Biết bao là nồng ấm là mơ
Bỏ thuyền bỏ bến chơ vơ
Ta ngồi để viết câu thơ cho người [right] Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.
Website : http://www.khoahocphothong.net [/right]
Bạn Đến chơi nhà (phỏng thơ cụ Nguyễn Khuyến)
Khóa cửa đâu rồi kiếm hỏng ra
Bà xã ngồi khuya chơi tứ sắc
Thằng con thức muộn hút bồ đà
Cửa hông đã bít vì ô nhiễm
Ngõ hậu chưa thông bởi hố ga
Thôi tớ leo ra chơi với bác
Hôm sau hẹn quán khỏi phiền hà
11.09.09
-------------------------
Cũng may vợ bác chửa tan ca
Trẻ thời đi học không mè nhéo
Mợ sớm về quê chẳng mắng la
Rượu trắng nhà làm yên tâm nhắm
Gà ta tự luộc thẳng bụng khoa
Bác ra đâu nhậu vui cùng tớ
Tại bến thuyền chìm...chết được a! [right] Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.
Website : http://www.khoahocphothong.net [/right]
19.10.09
11 thg 10, 2009
22 thg 9, 2009
Trung Thu trên quán rượu
Trung thu quán rượu đốt đèn cày
Mời hết bà con một bữa chay
Bánh ngọt bưng ra mừng chú bác
Đèn lồng thắp sẵn đón cô thầy
Trống vang giục giã trò nô nức
Lân múa rộn ràng trẻ ngất ngây
Chú Cuội có về thăm quán tí
Có rượu anh Đăng đợi sẵn này! [right] Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.
Website : http://www.khoahocphothong.net [/right]
11 thg 9, 2009
Thơ Vần Bằng - Thu Về Qua Đây
Và thu đi về ngang qua đây
Rơi rơi trên vai em hao gầy
Nghe tình trôi đi trên đôi tay
Cho lòng chơi vơi ta mê say
Và rồi em sang trong cơn mơ
Bao nhiêu là mong bao là chờ
Bao nhiêu ân tình hòa trong thơ
Mong sao mai này thôi bơ vơ
Thu về bao lâu ơi thu ơi
Cho mưa mênh mang ru bên đời
Cho tôi và thu vui thành đôi
Mênh mang tình thu xa ngàn khơi
13.08.09
[right] Nguồn Từ : Khoa Học Phổ Thông.
Website : http://www.khoahocphothong.net [/right]
4 thg 9, 2009
Có khi
Có khi mơ làm nắng ấm
Rơi lên chiếc lá ban mai
Lau khô sương khuya trên má
Sưởi cho bóng đổ vương dài
Có khi mơ làm cơn gió
Ru cho chiếc lá reo vang
Rì rào bên tai của nhỏ
Lá à hãy đợi mùa sang
Có khi mơ làm cơn mưa
Tắm cho cây khô mùa hạ
Ươm mầm xanh về bên lá
Thương nhau biết mấy cho vừa
Có khi mơ là tất cả
Nắng, mưa hay gió qua đời
Để lá thôi không buồn bã
Ngẩn ngơ tìm chốn rong chơi
24.08.09
3 thg 9, 2009
Người hỡi
Anh đem cánh phượng đến tô hồng
Để má em xinh như màu nắng
Cho thỏa bao ngày những ước mong
Người hỡi bây giờ có biết không
Anh tìm đâu thấy lá diêu bông
Để cài lên tóc trong ngày cưới
Đưa ả nhân tình sang bến sông
Chữ yêu đem giấu trong lồng ngực
Mang tặng người ta đến lại về
Chất ngất trong mơ hoài thổn thức
Đường tình trong mộng bước lê thê
Chữ yêu chưa viết tròn nhung nhớ
Người ấy sang chơi lại bỏ về
Đành ôm một mớ ghi thành nợ
Có dịp đòi nhau những khoảnh mê
Người hỡi bây giờ em có hay
Tiếng yêu chưa nói chịu tù đày
Ta nhốt tình nhau trong nhật ký
Để mỗi đêm về mơ giấc say
31.08.09
31 thg 8, 2009
Gặp lại
Người ấy cười tôi: lại thích đùa
Áo tím bây giờ phai bạc trắng
Có còn gì nữa để mà đưa
Người ấy nhìn tôi lâu thật lâu
Mắt huyền ngân ngấn ánh hồ sâu
Tôi cứ nhìn quanh như chả thấy
Gặp rồi mà chỉ nói dăm câu
Ấy bảo :"từ khi sang chỗ mới
Vẫn cười khi nghĩ chuyện hôm xưa"
Tôi nói :"ừ bên đây vẫn đợi
Chờ xem người ây muốn về chưa"
Áo tím lặng thầm không biết nói
Còn tôi thinh lặng ngẩn rồi ngơ
Không gian chùng xuống hồn trôi nổi
Tưởng chừng đủ chép vạn bài thơ
Gặp chừng năm phút lại chia xa
Áo tím trong lòng chợt vút qua
Tôi vẫy: hôm nào đi nhậu nhé!
Em nói: Ừ! Anh chết đó nha!
Đi về chép vội mấy câu thơ
Áo tím trong tôi lại thẩn thờ
Thoáng đã xa rồi nay chợt đến
Hỏi thử lòng tôi có hết ngơ!
26.08.09
27 thg 7, 2009
...
Nhìn về ngày phía nắng
Đêm lặng thinh tĩnh lặng
Vẫn một tôi giữa đêm
Có nỗi nhớ dịu êm
Trong những đêm không ngủ
Có tình yêu trú ngụ
Trong tận trái tim sâu
Chẳng tìm thấy được đâu
Một nửa ngày chẳng nhớ
Khi ta còn nhịp thở
Vẫn còn khát khao em
Có một tôi giữa đêm
Ngóng hoài ngày phía nắng
Có không gian tĩnh lặng
Cùng tôi và cùng em...
27.07.09
16 thg 7, 2009
Hai Linh Hồn Hóa Thân
Hai linh hồn hóa thân
Tôi- hoang đàng quỷ dữ
Em – bóng dáng thiên thần
Chốn nhân gian trú ngụ
Em-Mỉm cười trong sáng
Tôi- Nhăn nhở lạ thường
Em-Yêu kiều bóng dáng
Tôi- lạc loài ma vương
Em-hiền hòa êm ái
Tôi- Bão nổi sóng cồn
Em- Bình minh rực cháy
Tôi-Đem về hoàng hôn
Hai linh hồn hóa thân
Thiên thần và quỷ dữ
Một thóang ngồi tư lự
Xa nhau mà bâng khuâng
Em- Thôi về anh nhé!
Anh- Đã lỡ đi rồi!
Em-Nơi này quạnh quẽ!
Anh- đang còn xa xôi!
Em- đang ngồi em khóc
Anh- Đan ngón tay mềm
Em – run bờ vai nhỏ
Anh- ru tình êm êm
Hai linh hồn hóa thân
Thiên thần và quỷ dữ
Hai linh hồn ủ rũ
Hai linh hồn tình nhân
16.07.09
Thu đã về chưa
Thu đã về chưa? Hạ có qua?
Tiếng rơi ngoài phố phải chăng là
Tiếng lòng người đợi rơi từng giọt
Từng giọt u buồn dĩ vãng xa
Nơi ấy đầy mưa mây kín lối
Phong kín đường về những nẻo mơ
Bước trần chưa đến sao dừng vội
Có người ngồi đợi những câu thơ
Thu đã về chưa? Ta đợi mong
Nước về cho lúa, mạ lên đồng
Cho ta tìm lại khung trời cũ
Ngày ấy ngừơi ta chưa sang sông.
16.07.09
15 thg 7, 2009
Đơn Phương
Tôi đã yêu suối tóc bồng bềnh
Chưa từng vuốt chưa từng vương một sợi
Chỉ lặng lẽ xa xa ngồi đợi
Đơn phương
Tôi đã yêu màu áo tím lạ thường
Không rực rỡ như màu vàng nhung lụa
Không chói chang màu hồng nhung diêm dúa
Bâng khuâng
Ở nơi kia, quán ấy đôi lần
Chạm khẽ bàn tay em vờ chả biết
Ngoài con phố dòng ngừơi chảy xiết
Ai đó thì thầm "chẳng là của anh đâu"
Anh đơn phương ôm gối mộng rầu rầu
Cố xóa đi những cơn đau nhỏ bé
Để hồn phiêu diêu về nơi vắng vẻ
Tương tư!
15/07/09
14 thg 7, 2009
Đến khi ta vẫn còn nhịp thở
Đến khi ta vẫn còn nhịp thở
Vẫn yêu em và vẫn nhớ về em
Dẫu hai đứa chẳng tròn câu duyên nợ
Anh lại về trong ký ức thân quen
Biết không em trong những đêm không ngủ
Những email ngày cũ lượt đôi lần
Hình dung ấy trong ta còn trú ngụ
Thản thốt lời mơ mộng những bâng khuâng
Đến khi ta vẫn còn nhịp thở
Vẫn yêu em và chẳng thề nào quên
Đã lâu lắm mà sao còn bỡ ngỡ
Quãng đường đòi sao quạnh vắng buồn tênh...
Biết không em trong những hôm say tỉnh
Cứ dăm lần ba tiếng gọi tên xa
Mười chữ viết tám tiếng yêu tròn trĩnh
Còn hai từ tên một bóng người qua...
Đến khi ta vẫn còn nhịp thở
....
13.06.09
12 thg 7, 2009
Chia tay áo tím
Ta vẫn đi về trong lẻ loi
Lối cũ đường xưa nay vắng bóng
Góc nhỏ riêng mình tôi với tôi
Áo tím đi về bên chốn ấy
Có vui hay lụy được bao lần
Thời gian dừng lại sông ngưng chảy
Để tôi bày vội chút bâng khuâng
Áo tím mai này em có nhớ
Nơi đây bao kẻ vẫn mong chờ
Vắng bóng chưa tròn câu duyên nợ
Để hồn tôi lặng với câu thơ...
Thế là áo tím đã đi qua
Tim buồn chết lịm mối tình xa
Chúc cho ai đó vui ngày mới
Mơ ứơc ngày sau lại một nhà.
09.07.09
11 thg 5, 2009
Thế là ta về với mùa xưa
Nắng thôi vàng lá, gió thôi đùa
Góc phố dịu dàng nay vắng bóng
Có nhớ người dưng những sớm trưa
Ta tiễn chân em …cái thuở lâu
Lá vương làn tóc, nắng phai màu
Em chỉ nhìn thôi tay chẳng vẫy
Mà sao như khắc trái tim sâu
Đã mấy mùa qua với đợi mong
Người nơi phương ấy có thay lòng
Tôi ở nơi này chờ đợi mãi
Thu rồi thu nữa gió rồi giông…
Em lại về qua phố thu xưa
Tìmdư âm cũ lúc giao mùa
Một góc mong chờ còn đứng đó
Đợi bóng ai về ta đón đưa….
--------------------------
trong 1 lần đối đáp trên TAL dưới nick hothiethoa
Thế là ta về với mùa xưa
Mây kín lối và cây úa lá
Ai ướt áo chùn chân phố xá
Thế là quen vào sớm ngày mưa
Dáng hiền ngoan cười khoé làn môi
Bên góc phố làn mưa kín lối
Nghe sấm thét, rầm rì bão nổi
Mắt tròn xoe người ấy nhìn tôi...
"Ấy...nhà đâu? Và nhé làm quen!"
Hai đứa tám huyên thuyên không dứt
Mưa hết rớt, chia xa phố khuất
Lén vào tim và chẳng hề quên
Thế rồi thu tìm với mùa xưa
Bên góc phố, nghe mưa lá úa
Không có bóng, không ai đó nữa
Biết tìm đâu người những ngày mưa.
-----------------------------
trong 1 lần đối đáp ở TAL với nick khptnoname
Bạc
Có mơ ước vườn hồng kia sẽ mở
Biển và cát, sóng nghìn năm nặng nợ
Hay thêm lần tan vỡ mảnh đau thương…
Biết không em thao thức suốt canh trường
Ta ôm ấp hình dung, ngỡ ai về bến
Ta biết nhau có khi là định mệnh
Và chẳng gần do số cả mà thôi
Ngẫm duyên mình sao lại bạc như vôi
Mong với ước rồi mơ với mộng
Kiếp sống nhân gian cả phương trời rộng
Chỉ hồn ta chơ chỏng góc tàn phai
Có mơ gì cho đến một tương lai…
--------------------------------------------------------------
Viết trong 1 lần đối đáp trên TAL dưới nick loveblue
13 thg 1, 2009
Thơ Mừng Xuân
Chúc Xuân
Và rồi năm nữa chóng qua mau
Ta lại làm thơ chúc tết nhau
Bằng Hữu ngẩn ngơ đưa tiễn chuột
Tâm Giao hồ hởi đón chào trâu
Tửu Lầu rộn rã tình hoài nặng
Thi Ẩm êm đềm nghĩa mãi sâu
Xin chúc đệ huynh cùng tỷ muội
Sang năm thêm hợp ý tâm đầu.
Duytuan09.01.09
Nỗi Xuân
Mỗi năm người ngược lại về xuôi
Chỉ xót cho người chốn viễn khơi
Nhớ mẹ bao ngày cơm gạo hẩm
Thương cha mấy buổi cháo rau tơi
Bạn bè tứ xứ xuân về hội
Huynh đệ tha phương tết đến chơi
Chả biết năm này duyên có đến
Sang năm khoe áo bạn bên đời.
duytuan13.01.09
----------------------------------------------
(đang update)